e17 - Quê mờ cho gà mờ
Bài này điểm lại vài wm
tác giả đã dùng, và giới thiệu khá chi tiết
về e17
(enlightenment
.) Đây là tài liệu dài, sẽ được cập nhật
thường xuyên cho tới khi tác giả hài lòng.
wm
là viết tắt của window manager
. Đọc là vê-kép-mờ
, nhưng tác
giả hay nói ngọng w
thành quê
nên bài viết này có tiêu đề như bạn thấy.
Đôi chỗ trong bài sẽ dùng wm
cho cả wm/dm
.
Chiến tranh wm
Các tranh cãi về wm
chưa bao giờ kết thúc, ngay cả với mỗi người.
Hãy xem tác giả chiến
như thế nào.
wm/dm đã đùng
Cũng khá là nhiều: kde
(2001), gnome
(200?),
blackbox
(2005), fluxbox
(2005-2006), openbox
(2008),
e17
(2010), windows maker
, xfce
, …
e17 là gì
Khoan nói e17
là gì. Hãy nói là mình cần gì
.
wm là vấn đề cá nhân
Ngoài chuyện wm
là vấn đề cá nhân, cần hiểu thêm là không có wm
nào
số một. Nếu thấy bạn bè dùng tốt thì có thể bạn dùng theo được. Nhưng bằng
cách chuyển đổi giữa các môi trường làm việc khác nhau bạn sẽ thấy các nhu
cầu thật sự của bản thân, các điểm hay dở của từng wm
.
Ví dụ,
-
kde
thì quá đầy đủ tiện ích, đẹp, nhưng lại nặng nề, chậm chạp và sẽ ngốn nhiều bin; Hoặc -
openbox
thì nhanh, gọn, nhẹ, đen thui trông rất làgeek
, nhưng thử hỏi bạn gái của bạn có dùng được không? hoặc -
window maker
màu sắc và cáchdecoration
rất đẹp, nhưng lại có nhiều lỗi; hay -
xmonad
trông ngon thế nhưng bạn phải biết chút ít về ngôn ngữ lập trình hàm Haskell để điều chỉnh cấu hình; -
xfce
có trò đính một cửa sổ vào một màn hình ảo cố định, nhưng thật ra tính năng này gây phiền toái vì các cửa sổ luôn nhảy tới màn hình ảo đang cófocus
khi cửa sổ được kích hoạt bởi chương trình khác (ví dụpidgin
gọi tớiFirefox
thì cửa sổ củaFirefox
sẽ luôn nhảy tới màn hình đang cópidgin
);
Mình cần gì
Đây là những thứ tác giả cần ;)
- Một
wm
hỗ trợ nhiều màn hình ảo, chuyển đổi qua lại giữa chúng dễ dàng bằng chuột hay phím tắt; - Có thể dễ dàng tắt sạch mọi
border
của các cửa sổ: điều này rất có ích nếu bạn chỉ có một hoặc số ít ứng dụng trên một màn hình ảo (Firefox
, cửa sổ dòng lệnhterminal
,…) - Nhẹ nhàng, không cần nhẹ quá, và tất nhiên là không được nặng nề đủ
thứ chẳng biết dùng vào việc gì.
Nhẹ nhàng
ở đây bao gồm cả các bài trí, sắp sếp các thành phần (thử nhìn vào màn hình mặc định củagnome
mới nhất xem, chả hiểu sẽ phải dùng thế nào); Không cần phải sạch trơn như kiểu của nhiềuwm
nhưopenbox
;) - Dễ dùng, thậm chí bạn bè bất kỳ cũng dùng được. (Lý do của việc này là
mình không cần tự làm khó chính bản thân mình.)
Dễ dùng
dẫn tới việc phải có sẵn nhiềuđồ chơi
, đỡ mất công tìm kiếm, cài đặt lôi thôi; -
Nhớ được thiết lập của các cửa sổ, để lần đăng nhập sau thì cách bố
trí các cửa sổ, kích cỡ, … giống hệt như các thiết lập ở phiên làm
việc trước (một số
wm
hỗ trợsession
làm việc, nhưxfce
, nhưng cácsession
không bao gồm thông tin về các cửa sổ mà chỉ có thông tin về chương trình sẽ chạy)
Tạm như vậy. Trong danh sách trên, phần nhớ sẽ thú vị, vì không gì
chán bằng mỗi lần bật máy tính lên lại phải sắp xếp lại các màn hình, cửa sổ.
Lưu ý rằng nhớ khác với hỗ trợ tiling; nó gần gần với tính năng
group trong một số wm
.
Đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ và nhớ
thì có thể nghĩ ngay tới openbox
Hãy xem cách giải quyết trong wm
này:
chain [viewing=8,desktop=8]
a:{chain [title="* GIMP"]
a:{moveresizeto x:69 y:0 width:1373 height:1005
sendkeyevent usetarget:no key:C-j}
| lock [locked=no, title="Toolbox - *]}
Đây là đoạn mã để di chuyển cửa sổ GIMP
vào màn hình ảo số 8, thiết lập
vị trí, kích thước cửa sổ. Eo ôi, nhìn vào cấu hình thế này thì phát mệt
luôn. Có cả chương trình đồ họa như OBApps để khỏi phải
tự viết cấu hình cho từng ứng dụng nhưng nó
cũng không gồm mọi thứ bạn cần đâu ;) Ví dụ, nếu trong quá trình sử dụng
bạn muốn cố định cửa sổ ở vị trí mới thì làm sao? Phải tự cấu hình lại từng
đầu? Sao wm
không có tính năng nhớ và lưu lại thiết lập cuối cùng?
Còn gnome
, kde
quá nặng, nên loại khỏi cuộc chơi. Chưa kể gnome
các phiên bản mới quá lạ lùng, lai căn, không còn sự đơn giản như xưa nữa.
xfce
đã bị loại như mô tả trong mục trước đây, khi gặp vấn đề với chuyện
nhớ vị trí cửa sổ.
Vậy là chỉ còn e17
;)
Lời khuyên
Có rất nhiều wm
, bạn có thể tìm thấy danh sách không đầy đủ ở xwinman.
Nếu bạn chưa dùng tới 6 kiểu wm/dm
khác nhau thì cũng nên thử cái mới,
biết đâu lại thấy tiếc vì … không đổi mới sớm ;)
Như một đoạn trong bài hát All stars của nhóm Smash Mouth
You’ll never know if you don’t go
Sử dụng e17: Dành cho gà mờ
e17
ban đầu rất dễ dùng. Nhưng e17
cũng có những tính năng cao cấp
và lạ lẫm cần hướng dẫn hoặc gợi ý.
Cài đặt
Để dùng e17
, bạn cần cài các gói thuộc nhóm e17-svn
như sau
pacman -S enlightenment17
Trong tập tin ~/.xinitrc
bạn đặt lệnh gọi e17
export LANG=en_US.UTF-8
# fetchmail &
# source $HOME/.monicarc
# ibus-daemon -x -d
exec enlightenment_start
Bạn không cần khởi động ibus
ở đây nếu bạn biết cách cấu hình cho ibus
bên trong e17
;)
Cấu hình bộ gõ tiếng Việt với ibus
ibus
là bộ nhập khá phổ biến. Sử dụng ibus-unikey
là cách đơn giản
và khá ổn định để gõ tiếng Việt trong Linux.
- Sau khi cài các gói
ibus
vàibus-unikey
- Bạn cần thiết lập ngôn ngữ như mô tả trong lang/locale
- Vào phần cài đặt của
e17
, chọn ngôn ngữ, chọninput method settings
, chọn phầnAdvanced
rồi sau đó chọnibus
từ các bộ nhập có sẵn trên hệ thống (ở trangSystem
) - Để cấu hình cho
ibus
sử dụng bộ gõ tiếng Việt, bạn có thể chọnSetup Selected Input Method
trong phần cấu hình củae17
hoặc gõ lệnhibus-setup
từ terminal - Với các ứng dụng
Qt
bạn cần cấu hình riêng, sử dụng lệnhqtconfig
chạy từ terminal rồi chọnInterface
và cách nhập mặc định (default input method) làXIM
- Cuối cùng, bạn cần thoát ra và đăng nhập trở lại vào
e17
. Bạn sẽ gõ được tiếng Việt trên hầu hết các chương trình: Firefox, Opera, Chromium, OpenOffice, LibreOffice,…
Với một số wm/dm
khác, bạn cần điều chỉnh các biến môi trường liên quan
tới bộ nhập. e17
cung cấp giao diện đồ họa để làm việc này, và hơn nữa,
đã có sẵn thiết lập vừa đủ cho bạn dùng. Nếu muốn phá phách theo ý bạn,
thì trong phần Ngôn ngữ
của e17
bạn có thể thêm vào bộ nhập riêng
ở phần Personal
.
Nạp các mô-đun
TODO
Cài đặt phím tắt
TODO
Ghi nhớ thiết lập của cửa sổ
TODO
Kết nối mạng với connman
Cho tới ngày 1/10/2012, các trục trặc của connman
với e17
đã được
giải quyết (bạn có thể xem ở forgotten để biết tại sao). Bạn sẽ
hoàn toàn thoải mái khi dùng connman
để quản lý kết nối mạng. Các yêu
cầu như sau:
- Gỡ bỏ các thiết lập mạng bằng tay trong
/etc/rc.conf
hoặc các nơi khác trong/etc/
- Cài đặt gói
connman
và cho phépconnman
chạy nền lúc khởi động (theo cách cũ, bạn thêmconnmand
vào biếnDAEMONS
trong/etc/rc.conf
) - Bật mô-đun
Connection Manager
tronge17
(đây là mô-đun chuẩn củae17
nên bạn không cần cài các gói gì thêm) - Thêm
gadget
Connetion Manager
vào chỗ nào đó, ví dụ trên thanhtaskbar
trên màn hình
Bạn sẽ điều chỉnh cấu hình mạng bằng con chuột thật đơn giản và tiện lợi.
Dành cho người dùng có kinh nghiệm
Nếu muốn phá phách một tí, đây là nơi bạn cần ;)
Biên dịch e17 từ mã nguồn
Cập nhật ngày 25/12/2012: e17
đã có trong hệ thống gói chính thức của
ArchLinux. Để cài đặt e17
chỉ cần thêm gói enlightenment17
; để ý là nếu
bạn dùng các phiên bản cũ hơn thì khi chuyển qua bản mới cấu hình cũ sẽ
bị bỏ qua, nghĩa là bạn phải … cấu hình e17
từ đầu.
Tiếp tục đọc phần dưới đây nếu bạn thật sự muốn biên dịch e17
từ mã nguồn.
Bạn nên cân nhắc dùng hệ thống ABS
.
Do e17
đang được phát triển và chưa có phiên bản chính thức trong thời
gian gần đây, các gói của e17
có trong kho chính thức của ArchLinux
là gói dạng svn
, tức là chúng được đóng từ phiên bản (snapshot
) từ kho svn
.
Khi bài này được viết, phiên bản đang dùng là 75246
, khá cũ.
Để biên dịch e17
từ mã nguồn, bạn phải biên dịch các gói của nó theo
đúng thứ tự, cài vào hệ thống rồi mới biên dịch gói khác. Bạn có thể
dùng kịch bản có ở đây. Để dùng kịch bản, bạn cần
- Điều chỉnh cấu hình cho makepkg.
- Cài gói
subversion
,sudo
- Điều chỉnh
sudo
để có thể dùng lệnhsudo pacman
để cài gói với quyền của tài khoản bạn đang dùng trên hệ thống
Công việc thì đơn giản như sau
export _D_WORK=/home/pacman/src/
mkdir $_D_WORK && cd $_D_WORK
wget http://archlinuxvn.org/s/icy/e17/build.script
chmod 700 ./build.script
./build.script
Khi dùng kịch bản build.script
, nếu đang gặp lỗi khi biên dịch gói nào,
bạn có thể điều chỉnh lỗi và bắt đầu biên dịch từ gói đó, ví dụ
_START=elementary ./build.script
Thường thì bạn sẽ thiếu các thư viện, và để khắc phục thì hãy dùng pacman
cài các thư viện vào. Một khi các gói được biên dịch và cài đúng thứ tự,
bạn sẽ không gặp vấn đề nào đáng kể e17
.
Sao lưu và chuyển cấu hình qua máy khác
Cấu hình của e17
, thật không may, được lưu ở dạng binary
không thể
đọc được bằng các trình soạn thảo thông thường. Để sao lưu hoặc chuyển
cấu hình của e17
qua máy khác, bạn lưu hoặc chép nguyên thư mục ~/.e/
là xong. Khi chuyển qua máy khác, các thiết lập liên quan tới đường
dẫn (ví dụ hình nền) cần phải chỉnh lại tí chút; cần lưu ý là phiên bản
e17
ở máy mới cần có phiên bản lớn hơn hay bằng so với phiên bản của
máy chứa cấu hình gốc của e17
.
----
12 commit(s) 2 author(s);
last updated by icy @ Mon Jan 7 22:58:35 2013 +0700
Trang này là một phần của ArchLinuxVn, và được phân phối với giấy phép CC BY-SA 3.0. Bạn được Sao chép, Chia sẻ, Phân phối trang này dưới điều kiện sau: (1) Bạn phải ghi tên tác giả ArchLinuxVn và giấy phép; tuy nhiên không được hàm ý tác giả trao trang này hay quyền sử dụng trang này cho bạn; (2) Nếu bạn sử dụng, chuyển đổi, hoặc xây dựng dự án từ nội dung được chia sẻ này, bạn phải áp dụng giấy phép này hoặc giấy phép khác có các điều khoản tương tự như giấy phép này cho dự án của bạn.comments powered by Disqus